Cúng tất niên cuối năm, những lưu ý không nên bỏ qua

Không khí đầu xuân đã bắt đầu tràn ngập trên khắp các ngóc ngách của phố phường. Đường về nhà đông đúc và cũng vội vã hơn. Chắc hẳn trong cái không khí rạo rực này, ai ai cũng sẽ bắt đầu mong chờ bữa cơm tất niên cuối năm đầm ấm bên gia đình. Cúng tất niên cuối năm là một phong tục quen thuộc của bất kỳ người con đất Việt nào. Nó là một phần không thể thiếu nhằm tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới đầy may mắn.

cúng tất niên cuối năm
Tiệc tất niên bên gia đình đầm ấm

Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng cúng tất niên được đem là một nghi lễ hết sức trang trọng. Nó là dịp để con cháu tưởng nhớ ông bà tổ tiên và bày tỏ ước muốn của họ về một năm mới tràn đầy hạnh phúc. Theo quan niệm dân gian, cúng tất niên có những nguyên tắc và sự kiêng kỵ cần phải tuân thủ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những nguyên tắc này khi hành lễ tất niên trong gia đình. Vậy bạn đã biết được bao nhiêu  điểm cần lưu ý khi cúng tất niên? Cùng điểm qua chúng với bài viết dưới đây nhé!.

Bạn đã biết về ý nghĩa của lễ cúng Tất niên cuối năm?

cúng tất niên cuối năm
Cúng tất niên là một nghi lễ tràn đầy ý nghĩa

Ý nghĩa sơ khai nhất của lễ cúng tất niên cuối năm chính là để tổng kết một năm cũ đã qua và chào đón một năm mới sắp đến. Trong ngày ngày, người ta bày mâm cỗ thịnh soạn để cảm ơn những vị Thần, Phật, cũng như tổ nghề đã phù trợ cho cuộc sống của họ được suôn sẻ trong năm cũ. Bên cạnh đó, tất niên còn là một dịp đoàn viên long trọng của gia đình. Là thời điểm mà tất cả thành viên đều tụ họp, quây quần bên nhau cùng đón chào năm mới.

Sau này, do một số lý do khách quan khác nhau. Người ta nhận thấy có các công việc, nghề nghiệp không có phong tục thờ tổ nghề. Nên dần dần, họ xem nó như một nghi lễ truyền thống để tổng kết một năm đã qua, tưởng nhớ ông bà gia tiên và tụ họp gia đình là chủ yếu. Lễ cúng tất niên cuối năm càng thành tâm, chu đáo thì năm mới đến với gia đình sẽ càng hân hoan, đủ đầy.

Cúng tất niên cuối năm được cử hành vào ngày nào?

 

cúng tất niên cuối nâm
Không chỉ là một mâm cỗ thịnh soạn. Mà còn là một nghi lễ được cử hành vào đúng ngày

Từ xưa, ông bà tổ tiên chúng ta đã chọn ngày hành lễ Tất niên là ngày Âm lịch cuối cùng của năm cũ. Tức 29 hoặc 30 tháng Chạp tùy năm. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng bận rộn và khó có thể chuẩn bị mâm cúng tất niên vào đúng ngày cuối cùng của năm. Trong thời đại ngày nay, lễ cúng được linh động tổ chức tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo nó được diễn ra trước khi năm cũ kết thúc.

Những điều cần biết khi cúng Tất niên cuối năm

cúng tất niên cuối nâm
Những lưu ý khi cúng tất niên

Bên cạnh việc chuẩn bị một mâm cơm thật chu đáo, đầy đủ. Thì các công việc liên quan cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Cúng tất niên cuối năm không chỉ đơn thuần là bày mâm cơm cúng lên bàn thờ gia tiên. Gia đình cần phải chuẩn bị đầy đủ hương đèn, mâm ngũ quả và đặt mâm cơm tất niên đúng chỗ. Những việc làm này không mất quá nhiều thời gian nhưng lại thể hiện được lòng thành kính của con cháu đối với ông bà. Nó cũng chính là nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam bao đời mà chúng ta cần phải giữ gìn.

Cách đặt hương và đèn, thắm hương như thế nào cho đúng?

Hương – đèn là hai lễ vật vô cùng quan trọng bắt buộc phải có trên bàn thờ gia tiên. Bởi theo quan niệm tâm linh thì nó chính là sợi dây gắn kết giữa hai thế giới âm – dương. Không chỉ riêng việc cúng tất niên cuối năm mà bất kỳ dịp quan trọng nào cũng đều cần lưu ý các nguyên tắc sau:

trang trí bàn thờ
Cách đặt đèn bàn thờ đúng chuẩn

Mỗi bàn thờ cần có hai cây đèn (nến) đặt ở hai bên bàn thờ. Chúng tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Bạn hoàn toàn có thể thay đèn bằng nến tùy theo thói quen của gia đình. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng chúng luôn được thắp sáng trong suốt quá trình diễn ra nghi thức.

trang trí bàn thờ
Cách đặt bát hương sao cho đúng

Về hương (nhang), bát hương được đặt chính giữa bàn thờ tượng trưng cho trục linh khí chính – nơi kết nối hai thế giới (âm, dương). Thắp hương nên thắp theo số lẻ 1,3,5,7,… Vì số lẻ đại diện cho dương khí, mang lại may mắn. Ngược lại số chẵn 2,4,6,… nằm ở phần âm sẽ không tốt. Khi cúng tất niên cuối năm, đám giỗ hay các dịp quan trọng thì thắp 3 nén hương là phù hợp nhất. Bên cạnh đó 1 nén hương thường được dùng để thắp hàng ngày, giữ ấm bàn thờ. Nếu gia đình bạn có nhiều hơn 01 bàn thờ thì cần lưu ý thứ tự thắp như sau:

  1. Bàn thờ Phật, mẹ Quan Âm.
  2. Bàn thờ gia tiên.
  3. Bàn thờ thần tài, thổ địa.
  4. Bàn thờ ông táo
  5. Bàn thờ cho người mới mất
  6. Bàn thờ cúng cô hồn

 

Bày mâm ngũ quả như thế nào?

mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả

Yếu tố quan trọng tiếp theo là mâm ngũ quả. Ngũ quả tượng trưng cho 05 yếu tố quan trọng nhất của trời đất: kim, mộc, thủy, quả, thổ,… Khi đã dâng cúng thì bât kỳ vật phẩm nào cũng đều phải tươi ngon, đẹp mắt nhất. Và mâm ngũ quả cũng không phải ngoại lệ. Mâm ngũ quả xuất hiên trong lễ cúng tất niên cuối năm còn tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên ông bà.

mâm ngũ quả
Đặt mâm ngũ quả sao cho đúng?

Mâm ngũ quả thường được đặt ở một góc (bên phải hoặc bên trái) bàn thờ. Không nên đặt chính giữa bàn thờ vì đó là vị trí của bát hương. Nếu đặt mâm quả ở giữa sẽ làm che đi mất trục linh khí của bát hương. Tham khảo một số loại quả thường được sử dụng để dâng cúng Thần, Phật, ông bà dưới đây:

  • Bưởi, dưa hấu: Căng tròn, đầy đặn, hứa hẹn năm mới đầy may mắn.
  • Hồng, quýt: Mằ sắc rực rỡ, tượng trưng cho sự thành đạt.
  • Táo: Trái to, đỏ tươi, mang ý nghĩa phú quý.
  • Thanh long: Ý rồng mây gặp hội.
  • Dừa: Có âm tương tự như là “vừa”, nghĩa là không thiếu.
  • Sung: Sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
  • Đu đủ: Đầy đủ, thịnh vượng.
  • Xoài: Có âm na ná như là “xài”, cầu mong tiêu xài không thiếu thốn.

Đặt mâm cúng tất niên cuối năm ở đâu?

cúng tất niên cuối năm
Mâm cỗ cúng đặt ở bàn phụ ngay trước bàn thờ chính

Cúng tất niên cuối năm thường sẽ phải chuẩn bị hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên đặt tại bàn thờ chính. Một mâm cúng trời đất đặt ở trước sân nhà. Mỗi mâm đều phải đầy đặn và chỉn chu, bày trí gọn gàng, sạch sẽ. Thông thường, mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền sẽ được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ hoặc trên một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính. Mục đích của việc này nhằm giúp gia chủ dễ dàng dọn dẹp sau khi kết thúc nghi lễ. Một số gia đình sử dụng mâm cỗ chay thay cho mâm cỗ mặn. Điều này còn tùy thuộc vào quan điểm và tín ngưỡng khác nhau ở mỗi nhà.

mâm cỗ tất niên
Một ví dụ về cách trình bày đẹp mắt cho mâm cỗ tất niên

Tùy vào vùng miền khác nhau mà các món ăn có trong mâm cúng cũng có sự khác biệt nhất định. Tất niên năm nay nhà bạn nấu món gì? Và món ăn nào bắt buộc phải nó trong ngày đặc biệt này?. Tham khảo thêm các món ăn có trong mâm cúng tất niên cuối năm ở các vùng miền và ý nghĩa của chúng tại đây.

Cúng Tất niên cuối năm cần kiêng kỵ điều gì?

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đó là quan niệm từ rất xa xưa của nhiều thế hệ dân tộc Việt. Để cầu mong một năm mới an lành thịnh vượng, người ta thường rất cẩn trọng trong khâu hành lễ cúng. Đây không phải là một hình thức mê tín dị đoan. Mà chính là cách để các thế hệ con cháu thể hiện tấm lòng thành kính đến tổ tiên đã khuất. Là nét đẹp đáng quý trong truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta từ ngàn đời trước. Những lưu ý nhỏ sau đây vừa đơn giản, vừa góp phần bảo tồn các nét đẹp văn hóa đáng trân quý của dân tộc.

Nên làm lễ cúng tất niên cuối năm vào chiều và tối

cúng tất niên cuối năm
Cúng tất niên vào chiều tối là “khoảnh khắc vàng” để tiễn đưa năm cũ

Thời điểm chiều 30 Tết được xem là thời gian hoàn hảo nhất để bày lễ cúng tất niên cuối năm. Bởi lẽ đây là lúc mọi công việc trong năm cũ đã kết thúc. Nhà cửa vừa dọn dẹp xong. Những người đi xa vừa kịp trở về. Cả gia đình quây quần bên nhau đầm ấm, cùng chuẩn bị mâm cơm tối dâng cúng ông bà và thưởng thức chúng cùng nhau trước khi đón giao thừa mừng năm mới.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng may mắn có được “khoảnh khắc vàng” như trên. Bởi công việc bận rộn trong xã hội hiện đại không cho phép họ làm điều đó. Vì vậy thời điểm tất niên có thể được linh động tổ chức tùy vào điều kiện cụ thể của từng gia đình.

Không sử dụng hoa, quả nhựa (giả) khi dâng cúng

hoa cúng
Nên chọn hoa tươi, không dập úng, không có sâu bọ để dâng cúng

Cúng tất niên có thể không đúng ngày, giờ nhưng vật phẩm dâng cúng thì chắc chắn không được sai. Dâng cúng hoa quả nhựa là một điều đại kỵ trong lễ cúng tất niên cuối năm nói riêng và các lễ cúng quan trọng nói riêng. Điều này bị xem như một hình thức “phạm thượng”, không tôn trọng ông bà tổ tiên.

Kiêng kỵ đổ vỡ

kiêng kỵ khi cúng
Đổ vỡ bị xem là điềm xấu

Sự đổ vỡ là đại diện cho những điềm dữ sắp xảy đến. Đặc biệt là vào những thời điểm quan trọng như thời khắc giao thoa năm cũ và năm mới này thì lại càng không được để xảy ra đổ vỡ. Nhìn theo góc độ thực tế hơn thì trong tiệc tất niên chắc chắn sẽ có nhiều trẻ con và cả người lớn tuổi. Những mảnh vỡ từ thủy tinh, chén dĩa hay thậm chí là nến, rượu dầu rất có thể gây nguy hiểm đến các đối tượng này.

Không đùa cợt, ồn ào khi hành lễ

Không cần phải xét đến yếu tố tâm linh. Đây là một trong những phép tắc quan trọng trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Cúng tất niên cuối năm là một nghi lễ đầy trang trọng, thành kính. Nếu như ai đó cười đùa, nói chuyện, chửi tục, nói bậy thì chẳng khác gì đang bất kính với chính ông bà tổ tiên của mình. Ngoài ra trong lúc cúng, kiêng gọi tên trẻ nhỏ vì dân gian cho rằng đây thời điểm các hồn ma lang thang theo ông bà dạt vào nhà. Nếu chúng nghe được tên trẻ nhỏ yếu bóng vía có thể làm hại đến trẻ.

Người hành lễ chính mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ

Bên cạnh tâm hồn thành kính, người hành lễ cũng cần phải có một thân thể sạch sẽ gọn gàng. Nó đại diện cho sự thuần thiết, thanh sạch khi “giao tiếp” với cõi âm và chào đón ông bà trở về.

cúng tất niên cuối năm
Mâm cơm gia đình

Tất niên là dịp đoàn viên. Ai đi xa thì trở về, ai bận rộn thì tạm gác lại công việc. Cùng quây quần bên bữa cơm gia đình rộn rã. Mâm cơm tối đầm ấm bên gia đình luôn là điều mà ai ai cũng ao ước. Cho dù cuộc sống có bận rộn, hối hả đến đâu, cũng đừng quên dành thời gian về nhà ăn tối cùng gia đình bạn nhé!

CoCo Ichbanya – Người bạn đồng hành trong những mâm cơm tất niên

CoCo Ichibanya Việt Nam – Thương hiệu Cà-ri hàng đầu Nhật Bản
  • Nhà hàng CoCo Ichibanya Lý Tự Trọng
    🕝 10:00 – 21:30 (last order)
    ☎️ 028 73099926 – 0903 714 647
    📍 Lầu 1, 13 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM
  • Nhà hàng Coco Ichibanya Landmark 81
    🕝 Thứ Hai – thứ Sáu: 10:00 – 21:00 (last order)
    🕝 Thứ Bảy – Chủ nhật: 9:30 – 21:30 (last order)
    ☎️ 028 7309 9925 – 0902 796 588
    📍 Lầu 2, Vincom Landmark 81, 772 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Nhà hàng Coco Ichibanya Bến Thành
    🕝 11:00 – 21:30 (last order)
    ☎️ 028 7309 9055 – 0901 854 647
    📍 Lầu 5, lầu 6, 254 – 256 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM
icon-mes