Tất tần tật về dị ứng thời tiết, nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa

Chuyển mùa là khoảng thời gian thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Trong thời gian này, thời tiết thay đổi làm cho môi trường sống xung quanh chúng ta cũng thay đổi. Để bắt nhịp với sự chuyển mùa đó, cơ thể chúng ta bắt buộc phải điều tiết để thích nghi. Nếu như hệ miễn dịch của bạn không đủ khỏe thì sẽ rất dễ mắc bệnh. Một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp vào giai đoạn chuyển mùa chính là “Dị ứng thời tiết”.

dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết gây nên rất nhiều rắc rối trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày

Bệnh này nghe qua thì có vẻ không đáng lo ngại là mấy. Nhưng chỉ khi chúng ta thực sự trải qua nó thì mới có thể cảm nhận được cảm giác khủng khiếp mà nó mang lại. Loại bệnh này khá phổ biến và xảy ra với hầu hết mọi lứa tuổi. Từ người già, thanh niên đến trẻ nhỏ. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh nếu không có biện pháp phòng tránh kĩ lưỡng.

Dị ứng thời tiết là gì?

dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa

Đây là một loại bệnh liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn trở nên nhạy cảm và phản ứng quá mức trước những tác động của thời tiết như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, tạp chất trong không khí,… Thời tiết thay đổi càng đột ngột thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Dị ứng thời tiết xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Đa phần các triệu chứng bệnh đều được nhìn thấy rõ ràng thông qua da, hệ hô hấp,… Người mắc bệnh sẽ gặp nhiều bất tiện trong mọi sinh hoạt đời sống hàng ngày như: mất ngủ, hiệu suất lao động kém, tiếp thu chậm,… Bệnh này có thể tự thuyên giảm. Nhưng nó cũng có khả năng tiến triển mãn tính, dai dẳng ngay cả khi điều trị tích cực. Cụ thể nó chia thành hai cấp độ như sau:

cấp độ bệnh dị ứng
Bệnh này chia thành hai cấp độ: dị ứng cấp tính và dị ứng mãn tính
  • Dị ứng cấp tính: Phát bệnh và kết thúc trong thời gian ngắn (từ 24h – 6 tuần). Bệnh bùng phát rất nhanh chóng, dồn dập khiến người bệnh không kịp “trở tay”. Tuy nhiên nó cũng thuyên giảm rất nhanh ngay cả khi không điều trị.
  • Dị ứng mãn tính: Thời gian phát bệnh kéo dài (trên 6 tuần) và âm ỉ rất lâu. Triệu chứng bệnh xuất hiện từ từ, dai dẳng, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị. Bệnh có thể phát triển thành: hen phế quản, viêm da cơ địa, mề đay, viêm mũi dị ứng,…

Biểu hiện của chúng ra sao?

nổi mẩn đỏ
Da em bé bị nổi mẩn đỏ do dị ứng

Đa phần các trường hợp dị ứng thời tiết đều xuất hiện triệu chứng ở da và đường hô hấp. Một số trường hợp hiếm gặp ở mắt và cổ họng. Triệu chứng của thời tiết nóng (ẩm ướt, viêm nhiễm,…) sẽ khác so với triệu chứng của thời tiết lạnh (nổi mẩn đỏ, mề đay,…) Nhưng chung quy lại chúng đều biểu hiện ở những trường hợp phổ biến sau:

Nổi mề đay
Nổi mề đay
  • Phát ban: Da nổi mẩn đỏ, tập trung nhiều ở tay, chân, mặt,…. Chúng gây ngứa rất khó chịu. Nếy ngãy hay chà xát da sẽ làm cho những nốt đỏ này lan rộng thành những mảng lớn.
  • Nổi mề đay: Da sưng rộp thành từng mảng lớn, dày cộm. Triệu chứng này cũng gây ngứa âm ỉ, dữ dội.
  • Chàm (eczema): Da nổi mẩn đỏ kèm mụn nước li ti. Sau một thời gian, các mụn nước sẽ vỡ ra, chảy dịch vàng, gây viêm loét, dày sừng và nứt nẻ.
  • Viêm mũi dị ứng: Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khô mũi họng, ngứa mũi, đau mũi, rát họng, mắt khó chịu, kém tập trung, buồn ngủ ngày, chảy nước mũi, ngạt mũi, nặng đầu,…
chàm da
Chàm

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: khò khè, khó thở, ho, chảy nước mắt, chán ăn,… Nếu để bệnh chuyển biến nặng thành dị ứng thời tiết mãn tính sẽ xuất hiện tình trạng nghiêm trọng như: nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong.

Vì sao chúng ta lại bị dị ứng thời tiết?

bệnh thời tiết
Mẩn đỏ do bệnh thời tiết gây ra

Nguyên nhân trực tiếp nhất là do sự thay đổi đột ngột của các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng,…). Khi sự thay đổi diễn ra, cơ thể con người sẽ tiến hành điều tiết để thích nghi với sự thay đổi đó. Đối với những người có hệ miễn dịch đủ mạnh, sự điều tiết sẽ diễn ra bình thường mà không gặp phải vấn đề nào cả. Bên cạnh đó, một số cá thể phản ứng quá mức với các yếu tố trên dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch và gây ra bệnh dị ứng thời tiết.

nguyên nhân dị ứng thời tiết
Phấn hoa là một trong những nguyên nhân gây dị ứng

 

nguyên nhân dị ứng thời tiết
Khói bụi cũng góp phần trong đó

Ngoài ra còn có một số yếu tố thuận lợi nhằm thúc đẩy dị ứng diễn ra nhanh chóng hơn:

CƠ ĐỊADI TRUYỀNHỆ MIỄN DỊCH YẾUTHỜI TIẾT
Đây là yếu tố quy định khả năng sinh bệnh của cơ thể. Những người có cơ địa nhạy cảm sẽ rất dễ mắc bệnh dị ứng hơn bình thường. Các bệnh dị ứng đều liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu ba mẹ bạn có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, thì bạn rất có khả năng mắc phải các bệnh tương tựHệ miễn dịch suy giảm là điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên các vấn đề sức khỏeDị ứng thời tiết chỉ xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là những giai đoạn độ ẩm, nhiệt độ và chất dị ứng trong không khí tăng cao. Vì vậy, hệ miễn dịch không kịp thời “thích nghi” và dễ bùng phát phản ứng dị ứng.

Khi mắc bệnh dị ứng thời tiết, ta nên làm gì?

phòng ngừa dị ứng
Nhanh chóng làm giảm các triệu chứng dị ứng, đặc biệt là với trẻ nhỏ

Nếu không may mắc phải căn bệnh rắc rối này, bạn không nên quá căng thẳng mà hãy tập trung thực hiện những biện pháp sau để chặn đứng và đẩy lùi dịch bệnh:

Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bùng phát bệnh:

phòng ngừa dị ứng
Bao bọc bản thân thật kĩ nhé
  • Bệnh nhân nên đeo khẩu trang, sử dụng quần áo dài để bảo vệ cơ thể khỏi phấn hoa cũng như một số chất dị ứng có trong không khí.
  • Nếu không may nơi cư trú của bạn là một nơi nhiều khói bụi hay gần các khu công nghiệp. Thì nên sử dụng các thiết bị lọc không khí trong trường hợp bệnh có diễn biến xấu.
  • Giữ ấm cơ thể nếu bị dị ứng thời tiết vào mùa lạnh. Ngược lại, giữ cơ thể thoáng mát vào mùa nóng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời từ 10:00AM-15:00PM.
  • chế độ ăn hợp lí, tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia, cà phê, chất kích thích,…

Làm giảm nhẹ triệu chứng với các mẹo đơn giản:

phòng ngừa dị ứng
Vệ sinh cơ thể và giữ ẩm da là rất quan trọng
  • Tắm/vệ sinh cơ thể bằng nước ấm nếu bị dị ứng vào mùa lạnh. Ngược lại, sử dụng nước mát nếu bị dị ứng vào mùa nóng. Biện pháp này giúp điều hòa thân nhiệt và giảm nhẹ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để cấp nước và nâng cấp hàng rào bảo vệ da. Đồng thời nó còn giúp hạn chế cảm giác ngứa và sự xâm nhập của vi khuẩn vào các vết thương hở.
  • Xông mũi với thảo dược để khử khuẩn, làm loãng dịch tiết hô hấp, loại bỏ chất dị ứng ứ đọng trong niêm mạc.

Ngoài ra, sử dụng thuốc đặc trị dị ứng thời tiết theo chỉ định của bác sĩ cũng là một biện pháp an toàn góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Đừng đợi mắc bệnh rồi mới chữa trị, hãy phòng ngừa!

phòng ngừa dị ứng
Chủ động phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất

Thay vì chữa bệnh, thì phòng bệnh ngay từ đầu vẫn dễ dàng và đỡ tổn hại sức khỏe hơn đúng không nè?. Bạn hoàn toàn có thể tránh xa các rắc rối không đáng có vì dị ứng bằng cách thực hiện các thói quen sau đây:

  • Uống nhiều nước ép trái cây, ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích. Tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi, và các tác nhân có lợi gây nên dị ứng thời tiết.
  • Luôn giữ ấm cơ thể và duy trì nhiệt độ ổn định từ 36 – 37 độ C. Thêm các món ăn có tác dụng kháng viêm, giữ ấm cơ thể vào khẩu phần ăn của mình. Một gợi ý hay ho dành cho bạn đó chính là món cơm cà ri. Hương vị của nó rất dễ ăn, giàu dinh dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến các cụ già.
món ăn truyền thống Nhật Bản
Cơm cà ri – Món ăn dinh dưỡng của mọi lứa tuổi
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì sức bền và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Sử dụng một số thực phẩm chức năng để nâng cao chất lượng sức khỏe
trà gừng
Uống trà gừng để giữ ấm cơ thể

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về dị ứng thời tiết. Tuân thủ những điều trên sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt hơn. Tham khảo thêm một số món ăn tốt cho sức khỏe tại đây!

 

 

icon-mes